Xây dựng thương hiệu cho Start-up không giống hoàn toàn như ở một doanh nghiệp bình thường. Bởi Start-up có những giai đoạn khác nhau nên cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển. Dưới đây, VUTA xin chia sẻ về việc xây dựng thương hiệu ứng với các giai đoạn của Start-up.
Giai đoạn 1: Giai đoạn hạt giống
Đây là giai đoạn đầu trong một dự án khởi nghiệp. Thường thì mục tiêu của giai đoạn này là phát triển các ý tưởng khởi nghiệp. Lúc này Start-up chỉ bao gồm 01 team rất nhỏ, chưa có kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
Ở giai đoạn này công việc xây dựng thương hiệu chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu khách hàng, những vấn đề và nỗi đau của họ, tìm các đưa ra các giải pháp khả thi và kiểm tra thử phản ứng đối với khách hàng mục tiêu.
Trong giai đoạn này bạn có thể chú ý ghi lại câu chuyện thương hiệu để kể cho khách hàng của bạn. Trao cho sản phẩm của bạn một “tuổi thơ dữ dội”, truyền cảm hứng.
Giai đoạn 2. Giai đoạn đầu của start-up
Đây là giai đoạn công ty khởi nghiệp bắt đầu phát triển, đã có sản phẩm trên thị trường và đã có những khách hàng đầu tiên. Mặc dù sự phát triển còn rất sơ khai, nhưng đã bắt đầu có những tiến bộ.
Ở giai đoạn này, rất có thể Start-up sẽ chào đón thêm những người mới tham gia cùng để ứng phó với những thách thức mới.
Vì giai đoạn này bạn đã bắt đầu công việc kinh doanh, do vậy việc xây dựng thương hiệu ở giai đoạn này là thực sự quan trọng.
Các công việc liên quan bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu xem bạn đã hiểu đúng nỗi đau của khách hàng chưa và giải pháp của bạn có giải quyết được vấn đề của khách hàng hay không?
- Xác định UPS: Tìm kiếm tính năng quan trọng nhất hay sự khác biệt độc đáo mà chỉ có bạn có để tạo ra lợi thế bán hàng duy nhất cho startup của bạn.
- Xây dựng định vị thương hiệu: Xác lập và tuyên bố định vị thương hiệu nêu rõ ai là đối tượng khách hàng của bạn, bạn cung cấp dịch vụ/sản phẩm gì, đâu là lợi thế của bạn và vì sao khách hàng lại tin tưởng bạn.
- Đặt tên cho Start-up: Chọn một cái tên hay, hấp dẫn và có khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nếu có một tên miền nữa thì càng tốt. (Tên miền, Tên trên Social Media nên thống nhất)
- Thiết kế logo: Thiết kế một logo độc đáo, khác biệt, phản ánh thương hiệu của bạn.
- Xây dựng website: Hãy tạo một website thật chuyên nghiệp và biến website thành một cẩm nang sinh động về những gì bạn đang làm. Quan trọng, Website là nguồn tạo ra khách hàng bền vững cho các Startup kinh doanh dựa trên internet.
Giai đoạn 3. Giai đoạn tăng tưởng
Đã đến lúc phải trưởng thành. Trong giai đoạn này, công ty khởi nghiệp đã được xây dựng, thành lập, ít nhiều được củng cố và mang lại một số lợi ích ổn định. Đây là lúc sản phẩm hoặc dịch vụ bắt đầu cải tiến và trở nên cạnh tranh hơn.
Đây là nơi mà công ty khởi nghiệp phải tập trung vào sự phát triển và tăng cả lợi nhuận và số lượng khách hàng. Nhưng đừng quên phần liên tục cải tiến sản phẩm để có thể thích ứng với tốc độ phát triển của start-up. Đây thường là giai đoạn mà nhiều nhân viên được thuê hơn.
Các hoạt động branding/marketing lúc này sẽ đóng vai trò trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng của Start-up bao gồm:
- Bloging: Từ thông tin công ty, tình hình phát triển sản phẩm, câu chuyện khách hàng, thông tin tuyển dụng, case study, thông tin ngành, chia sẻ kiến thức
- SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để giành thứ hạng cao và tạo traffic vào website lớn từ đó tạo khách hàng.
- Sales kit: Tạo bộ công cụ bán hàng chuyên nghiệp giúp đội ngũ bán hàng dễ dàng thuyết phục khách hàng tạo tăng trưởng doanh thu.
- Marketing du kích: Thực hiện các hoạt động marketing du kích và growth marketing để có hiệu quả tiếp cận khách hàng cao với chi phí thấp nhất.
- Quảng cáo online: thúc đẩy tăng trưởng startup thông qua quảng cáo online trên nền tảng google, facebook …
Giai đoạn 4. Giai đoạn mở rộng
Ở giai đoạn này việc mở rộng quy mô kinh doanh được đặt ra, bạn có thể tập trung vào việc tạo mô tả công việc, quy trình vận hành tiêu chuẩn và các chỉ số hoạt động quan trọng đối với mỗi vai trò.
Bạn có thể bắt đầu thuê và tăng cường nhân lực của bạn, đồng thời bạn cũng nên tối ưu hóa mô hình bán hàng của bạn và tăng số lượng doanh thu bạn trên mỗi khách hàng bằng cách tăng cường chiến dịch marketing, re-marketing…
Các hoạt động branding/marketing ở giai đoạn này cũng cần được đầu tư cả về độ rộng lẫn độ sâu:
- PR chiến lược: PR thương hiệu bài bản thông qua các sự kiện, chương trình truyền thông, show truyền hình hoặc các KOL nổi tiếng, thương hiệu của bạn sẽ được lan truyền và tạo ra sức ảnh hưởng lớn
- Quan hệ đầu tư: Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư thông qua các hoạt động truyền thông nhắm đối tượng nhà đầu tư.
- Truyền thông thương hiệu: Quảng bá mạnh mẽ thương hiệu trên các kênh có thể để gia tăng nhận biết và thị phần.
- Digital Marketing: Tăng cường các hoạt động digital marketing để thúc đẩy doanh số.
Giai đoạn 5. Giai đoạn duy trì vững chắc
Giai đoạn này start-up đã đã đến mức phát triển tốt và có thể tiếp tục phát triển hơn nữa. Start-up cũng có thể dễ dàng huy động thêm vốn hoặc bán lại doanh nghiệp cho các nhà đầu tư thông qua M&A.
- Truyền thông thương hiệu: tạo một chương trình truyền thông thương hiệu sáng tạo để thu hút sự chú ý trở lại của công chúng và giới thiệu những điều mới mẻ của start-up.
Tổng kết
Xây dựng thương hiệu là câu chuyện không phải của riêng ai. Start-up nếu biết cách xây dựng thương hiệu đúng đắn thì chỉ với chi phí nhỏ cũng mang lại lợi ích rõ ràng.
Startup khác với các doanh nghiệp trưởng thành, do đó, việc xây dựng thương hiệu hay truyền thông cho startup cần phù hợp theo vòng đời phát triển của start-up.
Qua bài chia sẻ ở trên, hi vọng bạn hiểu rõ
5 Giai đoạn của start-up để triển khai
xây dựng thương hiệu đúng thời điểm, hiệu quả cao.
Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 5 Giai đoạn của Start-up, phát triển thương hiệu