Website là một trong những công cụ Marketing Online cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một website được thiết kế chuẩn SEO, giao diện đẹp mắt, đầy đủ các tính năng sẽ giúp sp/dv của bạn được tiếp cận đến đông đảo người dùng trên Internet. Vậy làm thế nào để kiểm tra hoạt động website có hiệu quả hay không? Với 5 cách được VUTA chia sẻ ngay trong bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng website một cách tối ưu hơn.

kiem tra hoat dong web

1. Kiểm tra tốc độ website

Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần kiểm tra hoạt động website. Theo thống kê, hơn 50% người dùng không hài lòng với tốc độ load website kéo dài hơn 3s và gần 80% trong số những người này sẽ không bao giờ quay lại.
Các con số thống kê từ những doanh nghiệp hàng đầu thế giới dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tốc độ tải trang của website.
  • Nhà bán lẻ Auto Anything đã tăng 12 – 13% doanh số sau khi họ giảm tốc độ tải trang xuống 1 nửa.
  • Chỉ cần cải thiện tốc độ tải trang cụ thể hơn là giảm tốc độ website xuống 1 giây cũng đủ giúp Walmart – nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ tăng 2% tỷ lệ chuyển đổi.
  • Theo ước tính Amazon – Ông vừa bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới sẽ mất 1,6 tỷ đô la nếu thời gian tải trang tăng lên 1 giây.
Khi sở hữu cho mình website để kinh doanh, bạn cần duy trì hiệu suất website ở mức tốt và ổn định để cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất. Một trong những cách để làm điều đó dùng công cụ kiểm tra tốc độ website. Hãy bắt đầu khám phá ngay TOP 5 công cụ kiểm tra tốc độ website nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí ngay bây giờ.
Giảm chi phí Thiết Kế Website
Giảm 40% chi phí Thiết Kế Website cho Khách hàng đầu tiên. XEM NGAY

1.1 Google PageSpeed Insight

Công cụ kiểm tra tốc độ website này thuộc sở hữu của Google nên các số liệu về trải nghiệm người dùng đều dựa trên hiệu suất của website trên Chrome UX Report, ngay cả trên thiết bị di động và máy tính. Ngoài việc đưa ra những đánh giá về tốc độ, Goolge Page Speed Insight còn đưa ra những gợi ý để giúp bạn biết cách làm thế nào để có thể giảm được thời gian tải trang cho website của mình.
Bạn chỉ cần truy cập vào đường link này, dán địa chỉ website bạn cần kiểm tra tốc độ vào ô nhập URL trang web, ấn chọn phân tích và chờ đợi kết quả thôi.

1.2 GTMetrix

Công cụ kiểm tra tốc độ website này được người dùng rất thường sử dụng bởi tính linh hoạt, cho phép chọn nhiều máy chủ khác nhau miễn phí.
Công cụ kiểm tra tốc độ website này sẽ cho bạn biết được kết quả đánh giá trực quan chi tiết, kèm các gợi ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay đổi nội dung website. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công kiểm tra tốc độ website này để giám sát hiệu suất của website cực kỳ hiệu quả thông qua tài khoản đăng ký tại GTmetrix.
Bạn chỉ cần truy cập vào đường link này, nhập địa chỉ website vào ô Enter URL to Analyze, ấn chọn Test your site và chờ đợi kết quả phân tích.

1.3 Dotcom Monitor

Dotcom Monitor là một công cụ kiểm tra hiệu suất miễn phí giúp chủ sở hữu web theo dõi tốc độ và thời gian tải trang web của họ. Hơn nữa, công cụ này là một trong những công cụ kiểm tra hiệu suất cung cấp thông tin về vị trí và thiết bị của khách truy cập mà thông qua đó họ truy cập vào trang web. Hơn nữa, công cụ này sử dụng thông tin này để xác định các vấn đề của trang web và giảm thiểu những vấn đề đó vào đúng thời điểm.

1.4. Pingdom tool

Pingdom Tool là ứng dụng web giúp bạn phân tích tốc độ tải trang và hiệu suất của một trang web bất kỳ. đồng thời cung cấp cho bạn một số mẹo vặt giúp cải thiện tốc độ website. Ứng dụng liệt kê đầy đủ thời gian tải trang, chi tiết các kết nối đến trang, phân tích và lập biểu đồ thể hiện tốc độ truy cập website.

1.5. Webpage test

Webpage test là công cụ kiểm tra tốc độ tải trang của website tương tự với Dotcom Monitor và Pingdom Tool, nhưng cũng có những tính năng độc đáo hơn và cung cấp được nhiều thông tin hơn để giúp người dùng tối ưu hóa được website của mình.
Một trong những tính năng đặc biết đó chính là việc nó cho phép người sở hữu trang web có thể nhắm mục tiêu theo từng địa lý khác nhau và có thể sử dụng trên các trình duyệt khác nhau.
Bạn có thể sử dụng 1 trong 5 công cụ kiểm tra tốc độ website để kiểm tra hoạt động website có hiệu quả hay không rồi đấy!

2. Kiểm tra vị trí các từ khóa của website

Lượng người dùng truy cập vào website của bạn sẽ đến từ rất nhiều nguồn như Google Ads, Social (thông qua việc chia sẻ link web trên các trang MXH), hoặc tìm kiếm tự nhiên thông qua các từ khóa chính phụ trên Google,...
Nếu bạn đang thuê một nhân viên hay outsource đơn vị ngoài để phụ trách việc phát triển website thì việc kiểm tra thứ hạng từ khóa là cách tốt nhất để đánh giá hiệu quả công việc của họ. Vậy làm thế nào để kiểm tra hoạt động website thông qua vị trí các từ khóa?

2.1 Sử dụng công cụ Spineditor

Bạn cần tiến hành đăng ký tài khoản bằng email và cài đặt mật khẩu. Sau khi được cấp quyền sử dụng, truy cập vào trang chủ, kích chọn mục kiểm tra thứ hạng từ khóa, chọn tên dự án bạn muốn kiểm tra. Vị các các từ khóa sẽ được cập nhật thường xuyên.

2.2 Sử dụng Google Search Console

Để sử dụng được Google Console bạn phải đăng ký bằng tài khoản gmail của mình qua đường link https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi .
Bạn lần lượt thực hiện các bước theo thứ tự trong hình nhé.
kiem tra hoat dong web 01 jpg

Copy đoạn mã HTML được bôi đen rồi dán vào trong cặp thẻ <head> của website sau đó bạn ấn xác minh để hoàn tất quá trình cài đặt.
kiem tra hoat dong web 02 jpg

Sau khi đã thiết lập Google Search Console xong rồi các bạn tiếp tục làm như các hình sau:
kiem tra hoat dong web 03 jpg JPEG

Chọn phiên bản Google Search Console mới.
kiem tra hoat dong web 04 jpg JPEG

Giao diện Google Search Console mới hiện ra các bạn truy cập vào mục “hiệu suất”.
kiem tra hoat dong web 05 jpg JPEG jpg

Google Search Console không chỉ hiển vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm mà còn cung cấp cả số lần click chuột từ người truy cập cho từ khóa này. Đây là công cụ miễn phí, chỉ cần kết nối với máy chủ lưu trữ tên miền với trang web là có thể sử dụng dễ dàng.

2.3 Sử dụng Google Rank Checker

Đây là công cụ miễn phí và ấn tượng không kém gì Google Search Console. Để sử dụng trang này, bạn chỉ cần nhập URL + Từ khóa + Khu vực tìm kiếm. Chỉ trong vòng chưa đầy 10s, bạn sẽ kiểm tra được thứ hạng từ khóa trên website một cách nhanh chóng. Vì đây là công cụ online nên bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được cả website của mình và đối thủ hoặc nhiều từ khóa khác nhau.

2.4 Sử dụng GWEBBOT

Tuy GWEBBOT không phải công cụ check thứ hạng từ khóa tại một thời điểm, nhưng công cụ chuyên nghiệp này rất hữu ích cho các chủ website và các Marketer quản lý thứ hạng từ khóa theo thời gian: ngày, tuần, tháng, năm.
Chỉ với một vài khai báo khi cài đặt tài khoản, hệ thống sẽ tự động hóa trong đo lường thứ hạng mỗi ngày, xử lý dữ liệu và báo cáo kết quả. Đặc biệt, GWEBBOT là công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa đầu tiên tại Việt Nam thông báo ngay về điện thoại/email khi từ khóa có biến động quan trọng.
Bước 1: Bạn click vào link dưới để tạo tài khoản sử dụng miễn phí 30 ngày:
Bước 2: Bạn vào mục Hướng dẫn để đọc cách tạo tài khoản và cách sử dụng. Bản hướng dẫn bao gồm video và hướng dẫn bằng bài viết trực tiếp cực kỳ chi tiết và dễ hiểu cho người dùng.
kiem tra hoat dong web 06 jpg JPEG
 
Thống kê của GWEBBOT giúp bạn quyết định mức độ đầu tư cho từng Top từ khóa.
GWEBBOT còn cung cấp tính năng so sánh thứ hạng từ khóa với đối thủ cạnh tranh:
Đây là một tính năng tuyệt vời! Nó sẽ giúp các SEOer và chủ doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết về những biến đổi thứ hạng từ khóa của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể đưa ra những chiến lược từ khóa phù hợp. Và đặc biệt, đây cũng là một tính năng mới mà các công cụ khác của Việt Nam vẫn chưa có.

Sử dụng cách này khi nào?

Khi bạn không chỉ muốn kiểm tra và quản lý những biến động thứ hạng từ khóa của bạn theo chuỗi thời gian, theo từng giai đoạn SEO; mà còn muốn so sánh thứ hạng từ khóa với đối thủ cạnh tranh để tiết kiệm thời gian đo lường và xử lý dữ liệu; định vị được vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh so với đối thủ để đưa ra chiến lược đầu tư về Dịch vụ SEO phù hợp thông qua báo cáo của hệ thống.

3. Kiểm tra bằng công cụ Google Analytics

Google Analytics là một công cụ kiểm tra hoạt động website hay phân tích hiệu quả web rất phổ biến. Với các bước sau đây, bạn có thể tự cài đặt và sử dụng nó một cách nhanh chóng. Thông thường, các đơn vị thiết kế website sẽ tiến hành cài đặt và hướng dẫn cách sử dụng nên bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này nhé!
Bước 1: Cài Google analytic
Bạn cần phải yêu cầu bộ phận lập trình của mình cài đặt lên website hoặc có thể liên hệ với VUTA để chúng tôi cài đặt giúp bạn.
Bước 2 : Đăng nhập Google analytic
  • Truy cập URL: https://www.google.com/analytics/
  • Click vào nút Access Analytics
  • Điền tài khoản Gmail bạn sử dụng để khi tự cài đặt GA.
Bước 3 : Xem thống kê truy cập.
Khi login vào, click vào View Report thì sẽ thấy xuất hiện giao diện sau, chứa thông tin thống kê truy cập vào website của bạn.

4. Kiểm tra form liên hệ của website có hoạt động không?

kiem tra hoat dong web 08 jpg JPEG
Bạn đã xây dựng cho website những nội dung hấp dẫn. Tuy nhiên đến bước cuối cùng điền vào form liên hệ thì lại gặp vấn đề như nhấn nút gửi không được chẳng hạn. Điều này sẽ khiến người dùng đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp của website. Từ đó, không còn khả năng chuyển đổi thành khách hàng sử dụng sp/dv. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các form liên hệ, đăng ký trên website để kịp thời sửa chữa nếu xảy ra sự cố sẽ giúp doanh nghiệp của bạn không rơi vào trường hợp vừa đề cập ở trên.

5. Kiểm tra chất lượng bài viết như thế nào?

Content is King, nội dung chính là linh hồn của mỗi website. Nếu bạn có một giao diện website bắt mắt, kỹ thuật SEO tốt, từ khóa lên TOP và thu hút được lượng lớn khách hàng truy cập vào website. Tuy nhiên nếu nội dung không chất lượng, không được cập nhật thường xuyên và đầu tư bài bản thì tỷ lệ giữ chân khách hàng trên trang web sẽ rất thấp.
  • Bài viết có được cập nhật thường xuyên hay không: Các công cụ tìm kiếm của Google rất thích ghé thăm những website có nội dung mới. Từ đó website của bạn sẽ có nhiều trang được index lên Google và cuối cùng là thứ hạng website cũng sẽ được cải thiện. Hơn thế nữa, một web hoạt động thường xuyên sẽ tạo cảm giác an tâm hơn khi người dùng ghé thăm đấy!
  • Nội dung giải quyết được "nỗi lo" của khách hàng: Trong nghệ thuật bán hàng, việc khơi dậy sự tò mò, ham muốn sở hữu sản phẩm và dịch vụ là điều quan trọng nhất. Để làm được điều này bạn phải có những kỹ thuật bán hàng chuyên nghiệp. Để đảm bảo được khách hàng quan tâm đến một hướng nhất định, thôi thúc chuyển hướng hành động mua sắm nên sử dụng công thức bán hàng AIDA.
  • Viết bài chuẩn SEO: Bài viết chuẩn SEO giúp tăng thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm như Google, tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn, giúp tăng thu nhập từ website, tạo thương hiệu vững mạnh trên internet. Tham khảo ngay cách viết bài chuẩn SEO được chia sẻ từ dân chuyên tại đây!
Trên đây là các cách kiểm tra hoạt động website đơn giản, dễ thực hiện được VUTA tổng hợp. Nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng về bất kỳ vấn đề nào trên web nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ đơn vị thiết kế, hãy liên hệ ngay VUTA. Với đội ngũ lập trình dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một website ưng ý nhất!
 
 

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   kiểm tra hoạt động website, Kiểm tra chất lượng web, hiệu suất trang web, test trang web

 
5/5 (11 bình chọn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây