Website thương mại điện tử (TMĐT) là một trang web hoặc nền tảng trực tuyến cho phép các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm, dịch vụ qua internet. Hiện nay nó đang trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế và mua sắm hiện đại. Mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

1. Tổng quan về thị trường TMĐT tại Việt Nam những năm gần đây 

Theo báo cáo thương mại điện tử nửa đầu năm 2023 được Metric công bố, doanh thu tính theo tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công toàn thị trường Việt Nam đạt khoảng 93.000 tỷ đồng, tăng trưởng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh thu quý 1 và quý 2/2023 lần lượt ghi nhận 43.000 và 50.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Tiktok shop chính thức bứt phá, trở thành sàn TMĐT lớn thứ 2 tại thị trường Việt Nam. 

Sau 6 tháng đầu năm 2023, Shopee vẫn là cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng với tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỷ đồng, tương ứng với 667 triệu sản phẩm được bán ra. Theo sau là Tiktok Shop đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng với 117 triệu sản phẩm bán ra. Ở vị thứ 3 là Lazada đạt 15.700 tỷ đồng doanh thu với 117,5 triệu sản phẩm. Có thể thấy các website thương mại điện tử vẫn đang diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Và người dùng trực tuyến ngày càng có xu hướng mua sắm tại các trang website này. Bởi những ưu điểm nổi bật về sự đa dạng sản phẩm, giá thành hợp lý cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. 

2. Website thương mại điện tử là gì? 

Website thương mại điện tử là một trang web được tạo ra để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ qua mạng internet. Trong đó, khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm, chọn món hàng, thêm vào giỏ hàng, thực hiện thanh toán và sau đó nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã mua. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của một trang web thương mại điện tử:

  • Mô tả sản phẩm: Website thương mại điện tử cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm hình ảnh, mô tả, giá cả và thông tin kỹ thuật. Người mua có thể xem sản phẩm và so sánh giữa các lựa chọn.
  • Giỏ hàng: Khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng và xem tổng số tiền mà họ đã chọn.
  • Thanh toán trực tuyến: Website thương mại điện tử cung cấp các phương thức thanh toán trực tuyến an toàn, bao gồm thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, và các hình thức khác để khách hàng có thể thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Quản lý đơn hàng: Khách hàng có thể theo dõi trạng thái đơn hàng của họ, cập nhật thông tin liên hệ và thông tin thanh toán.
  • Chức năng tìm kiếm: Trang web thương mại điện tử thường có chức năng tìm kiếm giúp khách hàng dễ dàng tìm sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn mua.
  • Tích hợp vận chuyển và giao nhận: Trang web thương mại điện tử thường tích hợp các tùy chọn vận chuyển và giao nhận sản phẩm, cho phép khách hàng chọn phương thức phù hợp.
  • Quảng cáo và tiếp thị: Ngoài việc cung cấp sản phẩm, website thương mại điện tử thường tích hợp chiến dịch quảng cáo và tiếp thị để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại.

3. Các mô hình thương mại điện tử phổ biến 

3.1 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business-to-Business) 

Đây là một hình thức của thương mại điện tử tập trung vào giao dịch giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức thay vì giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình B2B, các công ty hoặc tổ chức sử dụng các nền tảng trực tuyến để mua và bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin với nhau.

Quá trình mua sắm trong mô hình B2B thường phức tạp hơn so với mô hình B2C. Điều này bao gồm đàm phán giá cả, hợp đồng dài hạn, và thường cần sự đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm.

3.2 Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Consumer) 

Là hình thức kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tập trung vào giao dịch giữa doanh nghiệp (hoặc người bán) và người tiêu dùng cuối cùng. Trong mô hình này, các sản phẩm và dịch vụ được bán trực tiếp cho các cá nhân hoặc khách hàng cá nhân thông qua các website thương mại điện tử, ứng dụng di động hoặc kênh trực tuyến khác.

3.3 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2G (Business to Government)

Là hình thức giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và chính phủ hoặc khối hành chính công. Nó liên quan đến việc sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến chính phủ. Các doanh nghiệp hiện nay đang cung cấp cho chính phủ những sản phẩm và dịch vụ như: phần mềm quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhân sự và đào tạo, giải pháp an ninh thông tin, hệ thống quản lý dự án và công trình, công nghệ trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu.

Mỗi mô hình thương mại điện tử có các đặc điểm riêng và đòi hỏi các chiến lược kinh doanh, quản lý để thành công. Cách bạn chọn mô hình nào sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp, đối tượng khách hàng và mục tiêu kinh doanh của bạn. 

3.4 Mô hình kinh doanh C2C (Consumer to Consumer)

Là một hình thức thương mại điện tử trong đó người tiêu dùng cuối cùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho nhau thông qua các website thương mại điện tử hoặc thị trường trực tuyến. Mô hình này cho phép cá nhân bán hàng cho cá nhân mà không cần thông qua doanh nghiệp trung gian.

4. Cách kinh doanh hiệu quả trên trang web thương mại điện tử 

Kinh doanh trên các trang web thương mại điện tử có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn cần phải có một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào thị trường này. Dưới đây là một số cách để bạn kinh doanh hiệu quả trên webite thương mại điện tử:

  • Nghiên cứu thị trường: Hãy tìm hiểu về thị trường mục tiêu của bạn, đối tượng khách hàng và cơ hội cạnh tranh. Các sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp phải giúp họ giải quyết được “nỗi đau” mà họ đang gặp phải. 
  • Xây dựng trang web TMĐT chuyên nghiệp: Đảm bảo trang web của bạn có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tương thích với các thiết bị di động. 
  • Sản phẩm và dịch vụ chất lượng: Đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng hoặc vượt qua mong đợi của khách hàng. Chất lượng là yếu tố quan trọng để xây dựng danh tiếng và lòng trung thành của khách hàng.
  • Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng các chiến dịch quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các kênh quảng cáo trực tuyến bao gồm quảng cáo Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter), email marketing, và nhiều hình thức khác.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Đảm bảo website thương mại điện tử của bạn được tối ưu hóa để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Điều này giúp khách hàng tìm thấy bạn một cách dễ dàng hơn. 
  • Chăm sóc khách hàng: Tạo một chiến lược chăm sóc khách hàng để giúp họ cảm thấy hài lòng và trung thành. Bằng cách trả lời nhanh chóng các câu hỏi và phản hồi của họ chẳng hạn. 
  • Xây dựng chiến lược giá và khuyến mãi: Xác định chiến lược giá cạnh tranh và chiến dịch khuyến mãi để thu hút khách hàng. Cân nhắc việc cung cấp giảm giá, quà tặng hoặc miễn phí vận chuyển để kích thích mua sắm.

5. Dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử Nha Trang uy tín, chất lượng 

Bạn đang cần sử dụng trang web thương mại điện tử để phục vụ hoạt động kinh doanh, quảng cáo, bán hàng? Bạn có nhu cầu thiết kế website TMĐT giao diện đẹp, chuyên nghiệp, chuẩn SEO với chi phí tiết kiệm nhất? Bạn muốn tìm công ty thiết kế website uy tín, cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng, bảo hành lâu dài tại Nha Trang, Khánh Hòa? Liên hệ đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Công ty thiết kế website tại Nha Trang hoặc gọi số Hotline: 0796.889.883 để được tư vấn và báo giá dịch vụ website phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Với đội ngũ nhân sự hơn 7+ năm kinh nghiệm, cùng khả năng thực chiến hàng ngàn dự án thiết kế website nói riêng và dịch vụ marketing nói chung, VUTA tự tin đồng hành cùng tất cả các khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp phát triển bền vững.

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   website thương mại điện tử là gì, website thương mại điện tử

Tác giả: Trung.VUTA

 
5/5 (10 bình chọn)
Thiết kế Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây