Làm gì sau khi có website là một câu hỏi chung của rất nhiều người. Để một website trở thành "cỗ máy thu hút khách hàng", bạn cần phải bỏ thời gian để "vun xới", biến "một khu vườn thô sơ" trở nên "màu mỡ". Do vậy dù có bao nhiêu người truy cập vào trang web đi nữa thì họ cũng nhanh chóng rời đi vì chưa có nội dung hữu ích. Đừng bỏ lỡ hàng trăm khách hàng tiềm năng vì những lý do này. Trong bài viết dưới đây, VUTA sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi: "Làm gì sau khi có website"?
I. Tình trạng website sau khi được bàn giao
Hầu hết các website sau khi được đơn vị thiết kế web bàn giao sẽ không có những hình ảnh hay nội dung bắt mắt. Bị thiếu hụt các công cụ hỗ trợ marketing và tracking. Điều này dẫn đến các trải nghiệm chưa trọn vẹn cho khách hàng, tỷ lệ thoát cao và khó tạo ra chuyển đổi. Hơn thế nữa, là một người quản trị web, bạn cũng gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu quả hoạt động. Với list các công việc làm gì sau khi có website ngay sau đây, bạn sẽ sở hữu một trang web thu hút khách hàng hiệu quả.
II. List công việc làm gì sau khi có website
Hoàn thiện website là một giai đoạn rất quan trọng, quyết định trang web có phải là công cụ marketing đáng tiền hay không. Các công việc cần thực hiện sau khi sở hữu website sẽ bao gồm:
- Xây dựng nội dung Web
- Khai báo website
- Tối ưu Onpage
- Đăng ký/thông báo Bộ Công Thương
- Quản trị website
1. Xây dựng nội dung website
"Content is King", một nội dung website chuẩn phải thỏa mãn 2 yếu tố là chuẩn SEO và thân thiện với người đọc. Điều này sẽ giúp website được đánh giá cao và tăng thứ hạng, tăng sức cạnh tranh với các website khác. Đồng thời dễ dàng tạo ra chuyển đổi thành hành động mua sắm sản phẩm/dịch vụ. Vậy nên xây dựng nội dung như thế nào?, đăng tải những thông tin gì trên website, nội dung nào quan trọng cần triển khai trước? Do đó, bạn cần phải xây dựng một nội dung website thật chỉn chu.
1.1 Xác định mục tiêu và tuyến nội dung
Với mỗi nội dung Website được tạo ra, bạn cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả mong muốn. Nếu phát triển nội dung phục vụ SEO, cần làm hài lòng cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Nếu nội dung bán hàng, cần có Call to action, những thông tin thúc đẩy quyết định mua hàng,… Tuy nhiên cần lưu ý, những nội dung chi tiết này đều cần xoay quanh chiến lược cốt lõi.
Cách truyền tải thông tin tới khách hàng không đơn giản chỉ dựa vào nội dung văn bản thuần túy mà còn ở mặt thiết kế như:
- Giao diện website
- Tối ưu UX/UI
- Hình thức thể hiện nội dung (hình ảnh, video, inforgraphic,...)
1.2 Nghiên cứu từ khóa
Một trong các bước không thể bỏ qua cho câu hỏi làm gì sau khi có website chính là bước nghiên cứu từ khóa. Chọn từ khóa phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính là yếu tố đầu tiên để bạn tạo ra các bài viết chất lượng. Để website được đánh giá cao từ Google, dễ dàng hiển thị trên trang tìm kiếm và tiếp cận tốt với khách hàng khi SEO, bạn nên đặt tên các danh mục, tối ưu bài viết dựa trên bộ từ khóa.
Lưu ý:
- Nên xây dựng kế hoạch triển khai nội dung từ danh mục lớn, danh mục nhỏ cho tới các bài viết.
- Xác định thứ tự ưu tiên triển khai từng nội dung.
- Lên timeline triển khai và các nhân sự đảm nhiệm thực hiện cụ thể.
Các bước nghiên cứu từ khóa
- Xác định từ khóa mục tiêu: Từ khóa mục tiêu (Keyword Targeting) là những cụm từ mà khách hàng mục tiêu thường gõ lên công cụ tìm kiếm để nhìn thấy sản phẩm/dịch vụ hoặc các thông tin mà website của doanh nghiệp đang cung cấp.
- Liệt kê các chủ đề: Chủ đề này cần đảm bảo được các tiêu chí: ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, hữu ích đối với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và tương thích với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
- Phân loại từ khóa chính, từ khóa phụ của mỗi chủ đề: Loại từ khóa này cần đảm bảo phải tương thích với chủ đề liên quan và có khả năng cao sẽ được khách hàng sử dụng để search trên Google.
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa: https://www.keyword.io/, https://www.seoreviewtools.com/keyword-research-tool/, Semrush, Ahref,...
- Gom nhóm từ khóa: Gom nhóm từ khóa chính - phụ (trong đó, từ khóa phụ có nhiệm vụ bổ trợ cho từ khóa chinh); Gom nhóm từ khóa ngắn và từ khóa dài. Điều này sẽ giúp quá trình SEO thuận lợi hơn.
1.3 Lựa chọn giao diện và thiết kế phù hợp
Trong quá trình thiết kế website, bạn cần làm việc trực tiếp với đơn vị thiết kế để tinh chỉnh giao diện, font chữ, màu sắc,....phù hợp nhất với thương hiệu. Với VUTA, mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có những thiết kế giao diện riêng biệt, đảm bảo tối ưu về mặt SEO và người dùng.
1.4 Triển khai nội dung
Sau khi đã xác định được bộ từ khóa, định hướng nội dung rõ ràng, bạn hãy lên plan chi tiết và tiến hành dàn trải nội dung. Lưu ý:
- Thay vì copy từ nguồn khác, bạn hãy tham khảo các trang top đầu để tìm kiếm ý tưởng cho bài viết của mình.
- Ưu tiên những nội dung quan trọng trước và không nên tập trung vào một danh mục. Tìm cách dàn trải content để trang web không bị trống trải.
- Đa dạng hình thức thể hiện nội dung, tập trung vào các content hữu ích để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
1.5 Quản trị nội dung web
- Thường xuyên cập nhật bài viết và làm mới nội dung để trang web hấp dẫn hơn khi người đọc ghé thăm. Để làm được điều đó, bạn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị kĩ càng về tư liệu, tài liệu liên quan đến công ty, hiểu rõ được quan điểm kinh doanh, đối tượng khách hàng mà họ hướng đến, sứ mệnh và tầm nhìn, xu hướng thị trường,...
- Tạo liên kết đa kênh để tăng độ uy tín, độ phủ thương hiệu.
1.6 Đo lường và đánh giá kết quả
Sau khi xây dựng website, chắc hẳn điều bạn mong đợi là website có nhiều người ghé thăm và có thể phát sinh ra những cuộc gọi điện thoại, những lượt đăng ký email nhiều hơn, hay là đơn hàng mới, khách hàng mới? Để đánh giá được hiệu quả nội dung web, bạn cần dựa vào các chỉ số như:
- Traffic (lưu lượng truy cập): Traffic được hiểu đơn giản là lưu lượng truy cập của một website, ngày hôm đó có 100 người click vào đường link trang web bán hàng của bạn thì traffic là 100. Traffic càng cao thì hiệu quả nội dung nói riêng và hiệu quả hoạt động web nói chung càng tốt. Càng nhiều người truy cập vào web, càng tăng cơ hội chuyển đổi thành đơn hàng.
- Time on site (thời gian trên trang): Là số liệu hiển thị thời gian trung bình mà khách hàng dừng lại trên trang web của bạn. Time on site càng cao càng chứng tỏ website của bạn đang đươc đánh giá tốt về nội dung, nội dung của bạn hữu ích và được khách hàng yêu thích. Khi khách hàng ở lại lâu hơn trên website, bạn càng có thêm cơ hội để khách xem nhiều sản phẩm hơn và bán được nhiều hàng hơn. Ngược lại, nếu thời gian trên trang ngắn chứng tỏ website của bạn không thu hút, không giữ chân được khách hàng. Trong trường hợp này, bạn cần xem xét để tối ưu lại các vấn đề về giao diện thiết kế, nội dung truyền tải và điều hướng phù hợp cũng như xem lại nhóm đối tượng khách hàng mà mình hướng tới.
- Bounce Rate (tỷ lệ thoát): Là tỉ lệ người truy cập website chỉ truy cập đúng 1 trang và sau đó tắt website mà không click để đến bất kì một trang nào khác trên website. Tỷ lệ thoát có thể cung cấp thông tin chi tiết nhất về hiệu suất nội dung của bạn trên trang. Giảm tỷ lệ thoát sẽ giúp website tăng được lượng traffic và pageview, cũng như mở ra cơ hội chuyển đổi tốt hơn.
- Nguồn lưu lượng truy cập: Lưu lượng truy cập vào website được phân loại dựa trên nhiều nguồn khác nhau bởi vì khách hàng có thể đến từ mọi nơi. Một số nguồn cơ bản như: Organic Traffic (Lưu lượng truy cập vào website từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google), Paid Search (Lượt truy cập vào website bằng kết quả quảng cáo Google Ads khi người dùng thực hiện một truy vấn trên công cụ tìm kiếm Google), Social Traffic (Lưu lượng truy cập của người dùng đến từ các trang mạng xã hội (Google+, Facebook, Twitter,…)
2. Khai báo website
Với những website mới đi vào hoạt động, để Google nhận biết được sự tồn tại của website thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là khai báo website với Google.
Việc khai báo và xác minh website với Google sẽ giúp bạn có thể tương tác với Google, cải thiện hiệu suất website trên các kết quả tìm kiếm. Với các đơn vị đã làm web tại VUTA, chúng tôi đã giúp khách hàng khai báo website với Google nên bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
3. Tối ưu onpage
Để lên top từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm thì viết content không vẫn chưa đủ, bạn phải đảm bảo bài viết được tối ưu chuẩn SEO Onpage, đồng thời kết hợp với một số kỹ thuật Offpage.
- Tối ưu URL: URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến SEO Onpage. Vì vậy, một URL chuẩn SEO Onpage tốt cần 3 yếu tố sau: Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất), ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ), liên quan đến nội dung bài viết.
- Tối ưu thẻ title: Title ngắn, chứa các từ khóa cần SEO. Nếu Title được làm tốt và đủ hấp dẫn, đúng trọng tâm tìm kiếm, họ sẽ click vào bài viết.
- Tối ưu các thẻ heading: Các thẻ H1, H2 phải chứa các từ khóa chính. Còn lại các từ khóa phụ sẽ được dàn trải trong các tiêu đề con H3, H4,...
- Chú ý độ dài bài viết: Theo thống kê, các bài viết có độ dài từ 1000 từ trở lên sẽ dàng lên top hơn so với các bài viết khoảng vài trăm từ. Một bài viết có độ dài vừa phải sẽ giúp người đọc nhận được một lượng thông tin vừa đủ lại không gây nhàm chán.
- Tối ưu hình ảnh: Đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ, tối ưu SEO tags cho các hình ảnh, các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (Title, Subtitle, Author, Meta Description …) hoặc tối thiểu đặt tên hình ảnh trước khi upload.
- Tối ưu thẻ Meta Description: Thẻ Meta Description là đoạn mô tả ngắn (dưới 156 ký tự) hiển thị trong kết quả tìm kiếm, cho phép người dùng biết sơ nội dung trang web của bạn là gì trước khi nhấp vào.
- Internal link và outbound link: Internal Link (link nội) giúp việc điều hướng người dùng, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn truyền sức mạnh giữa các bài viết với nhau. Về phía Outbound Link (link ngoại), bạn cũng sẽ muốn trang web của mình liên kết đến những trang web uy tín khác. Liên kết ngoài sẽ giúp Google hiểu được chủ đề của website bạn rõ hơn và còn giúp bạn xây dựng mối quan hệ với các trang web khác nữa.
- Và còn rất nhiều các nội dung khác cần tối ưu.
4. Thông báo/đăng ký website với bộ công thương
Thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương mọi người sẽ không phải sợ gặp phải những công ty giả mạo, công ty ma chuyên cung cấp các sản phẩm giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vì khi website đã được đăng ký chủ website sẽ phải nộp giấy phép kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân.
Xem thêm:
Quy trình thông báo/đăng ký website với BCT tại đây!
5. Quản trị website
Công việc quan trọng nữa trong danh sách “Làm gì sau khi có website” đó là quản trị web. Quản trị website là bao gồm các công việc như: Duy trì Server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Ngoài ra còn quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO… nhằm đảm bảo website vận hành trơn tru cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng. Để hoàn thành hết những việc trên, quản trị website phải hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,… và lúc này họ sẽ đóng vai trò như người quản lý nắm tất cả những yếu tố tạo nên website đúng chuẩn.
Nếu bạn không có chuyên môn, cần đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp và chăm sóc website chuyên nghiệp, hãy tham khảo ngay dịch vụ tại VUTA.
Hãy liên hệ ngay với VUTA để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7 và NHẬN BÁO GIÁ CHI TIẾT:
- Hotline: 0796.889.883
- Địa chỉ: 75 Đường 2/4, P.Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, Khánh Hòa
- Email: hi@vuta.vn
Trên đây là một số công việc quan trọng nên làm sau khi có website. Để tìm hiểu chi tiết các nội dung đó, bạn vui lòng truy cập vào mục Blog của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích này nhé!
Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: Làm gì sau khi có website