Lean Canvas là một mô hình kinh doanh phù hợp cho Startup hơn là Business Model Canvas. Mặc dù có thể nhiều người chưa biết, nhưng nó là mô hình được các công ty Startup Kỳ Lân hàng đầu ứng dụng.

Lean Canvas là mô hình giúp bạn có thể xây dựng hoặc phân tích một mô hình kinh doanh trên một trang giấy trong khoảng 20 – 30 phút. Thay vì lập ra một bảng kế hoạch ngay từ lần đầu hạ bút thì Lean Canvas hướng đến việc phát triển liên tục thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và nhanh chóng các giả thiết ban đầu với thực tế trên thị trường và khách hàng. Lean Canvas là một phiên bản biến thể được Ash Maurya phát triển từ mô hình Business Model Canvas do Alexander Osterwalder đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng có tên Business Model Generation.
Ash Maurya, người phát minh ra Lean Canvas đã nhìn canvas của Osterwalder từ một góc độ khác. Anh ấy đã thay đổi một chút để có được cách tiếp cận giải pháp vấn đề cho phân tích kinh doanh.

1. Lean Canvas là gì?

Nói chung, Lean Canvas (Mô hình kinh doanh tinh gọn) này trông giống như công cụ điều chỉnh của Business Model Canvas. Sự khác biệt nằm ở chỗ trọng tâm được chuyển sang khả năng thực hiện và khả thi của ý tưởng được đưa ra.

Lean Canvas nhằm mục đích tránh thất bại trong việc marketing một dịch vụ hoặc hàng hóa mà không ai quan tâm đến.
Về mặt cấu trúc, nó giống hệt Business Model Canvas. Lean Canvas cũng có 9 thành phần, tuy nhiên, có những thay đổi cho quan điểm chung và khả năng ứng dụng.
Business Model Canvas
Business Model Canvas
 
 

2. Lean Canvas vs Business Model Canvas

Sự khác biệt của Lean Canvas so với Business Model Canvas nằm ở 4 thành phần:

Sự thay thế này cho phép sử dụng các thuật ngữ lấy sản phẩm làm trung tâm và mô tả lean canvas bằng một ngôn ngữ chung.
Ngoài ra, hướng ứng dụng của công cụ đã được thay đổi, điều này khiến nó phù hợp với các doanh nghiệp startup đang nở rộ.
Business Model Canvas của Osterwalder cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp và nhấn mạnh vào cuộc trò chuyện chiến lược với các bên liên quan.
Nó thiếu định hướng đối với khách hàng và yêu cầu Canvas đề xuất giá trị để bù đắp sự thiếu hụt. Về mặt này, Lean Canvas có vẻ thiết thực hơn vì nó tuân theo phương pháp tiếp cận giải pháp vấn đề với trọng tâm là khách hàng.

3. Tại sao nên sử dụng Lean Canvas?

Lean Canvas thừa hưởng tất cả các lợi ích của công cụ cơ bản. Và có một số thứ bạn nhận được thêm.

3.1. Giữ cho tinh gọn

Khi bạn khởi nghiệp, bạn hướng đến sự linh hoạt và phát triển nhanh chóng cho ý tưởng của mình. Những thứ này khó đạt được nếu sử dụng Business Model Canvas.
  • Thứ nhất, nó là một công cụ đơn giản, không cần quá nhiều thời gian để điền vào.
  • Thứ hai, tài liệu cuối cùng không phải là tài liệu cuối cùng vì bạn có thể và nên cập nhật nó trong trường hợp có dữ liệu đầu vào mới.

3.2. Thời gian ra mắt thị trường nhanh chóng

Công cụ này được lấy cảm hứng từ khái niệm khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup). Như bạn đã biết, nó dự báo quá trình chuyển đổi ý tưởng thành sản phẩm nhanh hơn so với phương pháp thông thường.
Trong đó, trọng tâm chính được đặt vào thời gian ra mắt thị trường nhanh chóng. Lean Canvas phù hợp nếu bạn nhắm đến việc phân phối sản phẩm có nhu cầu cao trong một thị trường đang thay đổi nhanh chóng.

3.3. Hiểu khách hàng của bạn

Khi bạn hiểu hành vi của khách hàng, bạn có thể nắm bắt được họ thực sự muốn gì và triển khai giải pháp phù hợp
Lean Canvas cho phép bạn xem xét các phân khúc khách hàng khác nhau để thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

3.4. Tập trung vào các chỉ số khả thi

Tập trung vào các số liệu khả thi thay vì những số liệu vô dụng tạo ra nhận thức ảo. Các chỉ số chính trong canvas nên gọn gàng dựa trên các tiêu chí thành công tối thiểu như tỷ lệ chuyển đổi, số lượng người đăng ký, giới thiệu, v.v.

4. Các xây dựng Lean Canvas

Phần tiếp theo đây, VUTA sẽ hướng dẫn bạn cách điền các dữ liệu vào Lean Canvas. Đầu tiên, bạn nên bắt đầu với…

#1: Customer Segments – Phân khúc khách hàng

Hãy bắt đầu bằng cách xác định khách hàng mục tiêu.
Nhiều Startup Founder mắc phải một quan niệm sai lầm phổ biến gọi là “Ai cũng là khách hàng của tôi”.
Ban đầu, bạn cần thu hẹp phân khúc khách hàng càng chính xác càng tốt.
Sau này phát triển, bạn có thể mở rộng nó nếu muốn.
Điều này cũng rất cần thiết để tách biệt người dùng và khách hàng. Một ví dụ điển hình là một ứng dụng dành cho trẻ em, trong đó người dùng (trẻ em) và khách hàng (phụ huynh) là các phân khúc khác nhau.
Trong trường hợp này, hãy đánh dấu từng danh mục bằng các màu khác nhau để đảm bảo dễ dàng phân biệt.
Early Adopters:
Ở phần bên dưới của phân khúc khách hàng có phần bổ trợ. Ở đây, bạn cần chỉ định những người thực tế sẽ xử lý sản phẩm thô và là những người đưa cho những phản hồi đầu tiên.
Nếu bạn, với tư cách là nhà phát triển hoặc người sáng lập, bạn cũng sẽ tham gia vào thử nghiệm sản phẩm, vì thế hãy đặt tên của bạn ở đây.

#2: Problem- Vấn đề

Trong phần này, bạn cần đề cập đến các vấn đề của khách hàng mà sản phẩm của bạn muốn giải quyết.
Trong trường hợp bạn có một số phân khúc khách hàng với các vấn đề khác nhau, bạn có tạo các bản Lean canvas riêng.
Existing Alternatives:
Ở dưới phần vấn đề có các giải pháp thay thế hiện có. Nó được thiết kế để chứa các đối thủ cạnh tranh của bạn đang giải quyết các vấn đề tương tự.
Đây là những đối thủ bạn sẽ cạnh tranh để giành lấy khách hàng từ họ.

#3: Revenue Streams – Luồng doanh thu

Ý tưởng bạn sắp thực hiện phải mang lại doanh thu. Vì vậy, trong ô này, bạn cần nêu rõ các nguồn thu nhập dự kiến. Thông thường, các chủ doanh nghiệp sử dụng phương pháp dựa trên chi phí, trong đó tính toán chi phí + lợi nhuận.
Tuy nhiên, VUTA khuyên bạn nên dựa vào giá trị trung bình cần thiết cho khách hàng.
Để đạt được khả năng tồn tại của sản phẩm trên thị trường, hãy đảm bảo rằng giá của bạn hấp dẫn hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh và khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng.

#4: Solution – Giải pháp

Tất cả các vấn đề bạn đã chỉ định trong hộp lân cận phải được phù hợp với các giải pháp liên quan. Bạn nên mô tả sản phẩm của mình theo cách phi kỹ thuật để giải thích trải nghiệm mà khách hàng muốn có được.
Hợp tác với khách hàng mục tiêu của bạn sẽ cho phép bạn tìm hiểu nhu cầu của họ và đưa ra lời đề nghị hấp dẫn nhất.

#5: Unique Value Proposition – Đề xuất Giá trị Duy nhất

Không phải ngẫu nhiên mà phần này chiếm vị trí trung tâm trong canvas. Unique Value Proposition là một thông điệp ngắn gọn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Ý tưởng là mô tả tính độc đáo của sản phẩm của bạn và thể hiện sự khác biệt chính của sản phẩm so với các sản phẩm thay thế khác.
Khách hàng nên hiểu tại sao họ cần và muốn nó.
Hight-Level-Concept
Ở dưới cùng của phần này, có một nơi để tạo ra một Higth-Level-Convept – một tuyên bố ngắn gọn và dễ hiểu về sản phẩm của bạn.
Đó là một loại quảng cáo ngắn gọn mà bạn cũng như các thành viên trong nhóm và khách hàng của bạn sẽ sử dụng.

#6: Channels – Kênh

Ngay cả ý tưởng đột phá nhất trên thị trường cũng có thể thất bại nếu khách hàng không biết về nó.
Trong phần này, bạn nên chỉ định các kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn (đã được xác định trong phần phân khúc khách hàng)
Các kênh trong Lean canvas có thể bao gồm các tùy chọn: Offline / Online và Kênh trả phí / Kênh miễn phí để cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn cho người dùng cuối.
Ví dụ như website, Fanpage, Email, Quảng cáo (Google / Facebook / Zalo), Content Marketing, Youtube…
Đối với Startup các kênh Free là rất quan trọng để tiết kiệm chi phí ví dụ như SEO, Fanpage, Youtube, Content Marketing

#7: Key Metrics – Các chỉ số chính

Dù công ty khởi nghiệp của bạn giải quyết vấn đề gì, bạn nên xác định các chỉ số theo dõi chính để đo lường tiến trình hoạt động kinh doanh của mình.
Ban đầu, bạn có thể làm với một trong số chúng – tiêu chí thành công tối thiểu, tức là, kết quả có thể được coi là thành công. Sau đó, canvas của bạn có thể được mở rộng với các chỉ số quan trọng khác.

#8: Cost Structure – Cơ cấu chi phí

Phần này chứa tất cả các loại chi phí. Chúng có thể bao gồm chi phí thuê văn phòng, phần cứng, tuyển dụng, nghiên cứu thị trường, v.v.
Mô hình Lean canvas không bắt buộc bạn phải nhìn xa trông rộng. Nó đủ để thu hẹp khoảng thời gian của bạn đến một mốc cụ thể như bản phát hành đầu tiên, khách hàng đầu tiên.
Sau khi điền vào ô, bạn có thể cân đối nó với các nguồn thu nhập. Bằng cách đó, bạn sẽ nhận được câu trả lời cho những câu hỏi như:
  • Cần bao nhiêu lần bán hàng để trả hết các khoản đầu tư?
  • Điểm hòa vốn ở đâu?
Và nhiều câu hỏi khác liên quan đến kết quả chiến thắng cuối cùng.

#9: Unfair Advantage – Lợi thế độc quyền

Thuật ngữ này mổ tả một lợi thế, điểm đặc biệt về ý tưởng của bạn mà đối thủ cạnh tranh của bạn không thể sao chép hoặc có được theo bất kỳ cách nào.
Lợi thế độc quyền có thể bao gồm danh tiếng tốt, quyền truy cập độc quyền vào một số dữ liệu, quyền hạn cá nhân, cộng đồng và quyền lực bổ sung khác.
Bạn cũng không cần thiết phải tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của bạn ngay bây giờ – bạn có thể điền vào ô này sau khi một số thứ khác bắt đầu theo ý bạn.
Sau khi bạn đã lấp đầy tất cả các ô, công việc của bạn với lean canvas vẫn chưa kết thúc. Công cụ này cần được cập nhật khi bạn nhận được phản hồi mới từ khách hàng của mình.

5. Ví dụ về mô hình Lean Canvas

Chọn được ví dụ hay để xây dựng mô hình Lean Canvas giúp bạn dễ hiểu cũng cần một số điều kiện nhất định.
  • Đầu tiên, cần chọn các Startup Kỳ lân.
  • Thứ hai, chọn các công ty được thành lập trước khi The Lean Startup phát hành lần đầu tiên vào năm 2011. (Để chứng minh lean canvas sinh ra từ thực tế, không phải lý thuyết suông)
Chúng ta cũng thử xem xét hai loại hình (ban đầu) của các Startup khác nhau:
  • Không hướng tới kiếm tiền
  • Hướng đến kiềm tiền
Ví dụ, những người sáng lập Facebook, YouTube và Google ban đầu không tập trung vào việc kiếm tiền. Họ chỉ phát minh ra các giải pháp hoặc công nghệ để làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn.
Mặt khác, Amazon và Airbnb ban đầu là những công ty khởi nghiệp hướng đến lợi nhuận. Những người sáng lập của họ đặt tiền là mục tiêu chính trong hoạt động của họ.
Bây giờ chúng ta hãy thử với Google.
Ví dụ Lean Canvas của Google
Ví dụ Lean Canvas của Google
 
Ví dụ Lean Canvas của Facebook
Ví dụ Lean Canvas của Facebook
 
Ví dụ Lean Canvas của Youtube
Ví dụ Lean Canvas của Youtube
 
Ví dụ Lean Canvas của Tesla
Ví dụ Lean Canvas của Tesla
 
Ví dụ Lean Canvas của Amazon
Ví dụ Lean Canvas của Amazon
 
Ví dụ Lean Canvas của Airbnb
Trong các ví dụ này, VUTA đã cố gắng chỉ ra rằng khái niệm về Lean Canvas đã có từ trước khi nó được định nghĩa.
Điều này có nghĩa rằng đây là khái niệm đúc kết từ thành công, không phải là khái niệm chưa được kiểm chứng.
Và việc đưa ra các ví dụ trên chỉ mới tiết lộ một phần sức mạnh của Lean Canvas.

Tổng kết về Lean Canvas

Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết về Lean Canvas là gì cũng như sự khác nhau của Lean Canvas và Business Model Canvas. Và thông qua các ví dụ, hi vọng bạn có thể tự xây dựng mô hình kinh doanh tinh gọn cho Startup của mình.
VUTA khuyến khích bạn sử dụng và tận dụng sức mạnh của nó, cũng như các giải pháp hiện đại khác để đưa ý tưởng kinh doanh của bạn lớn mạnh. Biết đâu đó startup của bạn cũng sẽ trở thành một kỳ lân nói trên trong tương lai!

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   Lean Canvas, Lean Canvas là gì, Facebook lean canvas, Lean Canvas template, Lean Canvas model, Ví dụ về Lean Canvas

Tác giả: Sao Kim

 
5/5 (11 bình chọn)
Thiết kế Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây