Để công việc online của bạn ngày càng phát triển mà không chỉ dừng lại ở việc đăng bài buôn bán trên các mạng xã hội thì chắc chắn bạn phải cần thiết kế website bán hàng cho chính mình. Điều này sẽ đem lại những lợi thế cực kì lớn so với các đối thủ của bạn. Bạn có thể tham khảo bài viết Lợi ích của việc thiết kế website.
Mục lục
Tuy nhiên trước khi đi vào thiết kế web thì bạn sẽ phải trải qua một công đoạn đó là tìm tên miền cho website của bạn. Vậy bạn phải lưu ý những điều gì để có thể tạo ra một tên miền tốt nhất? Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 6 quy tắc khi chọn tên miền cho website.
Hiện nay để chọn được tên miền ngắn thì khá là khó vì hầu hết các tên miền ngắn như vậy đã được sử dụng. Tuy nhiên hãy cố gắng tạo một tên miền không quá dài dòng. Các nhà tư vấn hàng đầu thế giới luôn khuyến khích một tên miền ngắn cho website vì tên miền ngắn sẽ dễ nhớ hơn.
Để chọn được một tên miền mà khi đọc vào khách hàng có thể nhớ mãi tên miền đó là rất khó nhưng không phải là không thể. Bạn hãy thử những tên miền mà phát âm, đánh vần khá dễ hay là chọn những tên miền ngộ nghĩnh cũng sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều ví dụ như umbala.com…
Đừng đặt tên miền của bạn gần giống với của bất cứ website nào cả. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn sau này, thậm chí điều này sẽ có thể gây ra rắc rối cho bạn nếu như tên miền tương tự đó đã được đăng ký thương hiệu.
Tránh các tên miền mà có thể gây nhầm lẫn khi khách hàng đánh địa chỉ để truy cập. Tránh để tên miền có hai chữ o hay cả chữ u và w vì khi khách hàng sử dụng họ sẽ đánh hai chữ o thành chữ ô còn chữ u sẽ thành chữ w bạn không nên dùng tên miền quá dài vì đánh nhiều sẽ gây nhầm lẫn. Điều này sẽ còn trở nên tai hại hơn nếu các đối thủ lợi dụng tên miền gần giống bạn để lấy lượng truy cập chuyển hướng về website của họ.
Đây là điều rất khó khăn vì cũng như các tên miền ngắn thì các tên miền gắn với hoạt động của doanh nghiệp cũng đã được đăng kí. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải đặt tên quá sát với hoạt động của doanh nghiệp mình mà chỉ cần tránh kiểu không liên quan giữa tên miền và mặt hàng kinh doanh. Ví dụ trang web báo chí nếu bạn có thể để tên miền là tinvn hay là tinnhanh chứ không nhất thiết phải có từ báo chí trong đó.
Nếu trong quá trình bạn tìm kiếm tên miền và chọn được một tên phù hợp nhưng đã được sử dụng thì bạn hãy thử đổi đuôi của nó thành .com .vn .org .biz …
Ngoài ra bạn cũng cần chọn tên miền theo từng nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới chia làm ba nhóm đó là :
Vậy là mình đã chia sẻ xong các quy tắc để chọn một tên miền phù hợp cho website của bạn. Hi vọng sau bài viết này bạn đã có thể có được cho mình một tên miền thích hợp. Chúc các bạn thành công.
Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: Quy tắc khi chọn tên miền cho website