Kinh doanh mỹ phẩm đang trở thành sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ. Bởi nhu cầu chăm sóc sắc đẹp cả nam và nữ giới đều tăng cao. Với một mảnh đất tiềm năng như vậy, nhiều người đã và đang có những bước chuẩn bị kỹ càng để gặt hái những thành công từ thị trường này. Ngoài chuẩn bị một số vốn đủ lớn, nguồn hàng chất lượng, kiến thức về sản phẩm thì bạn cần phải có những hiểu biết nhất định về kinh doanh. Vậy làm thế nào để chinh phục hành trình kinh doanh mỹ phẩm từ con số 0? Cùng VUTA tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích tại đây bạn nhé!

kinh doanh my pham (1)

1. Chọn kinh doanh mỹ phẩm loại nào 

Giữa một thị trường có vô vàn các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước, bạn sẽ chọn kinh doanh mỹ phẩm loại nào? Để việc buôn bán trở nên thuận lợi hơn cũng như tránh được tối đa việc tồn hàng, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu những sản phẩm bán chạy, nhu cầu lớn từ Internet hay các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm xung quanh. Đồng thời, theo kinh nghiệm bán mỹ phẩm, có thể bạn chưa biết một số thương hiệu mỹ phẩm không cho phép bất cứ đơn vị nào kinh doanh sản phẩm mang tên thương hiệu của họ, trừ khi đó là đại lý ủy quyền hoặc cửa hàng thuộc sự quản lý của họ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin để tránh xảy ra những xung đột về luật pháp.  

2. Phân tích kỹ lưỡng đối thủ

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh bằng cách nghiên cứu trên Internet hoặc trong khu vực kinh doanh mỹ phẩm. Bạn cần thu thập những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, chiến lược tiếp thị, vị trí thị trường, điểm mạnh/điểm yếu,...của họ. Để áp dụng những lợi thế đó vào quá trình vận hành cửa hàng. Đồng thời tránh lặp lại những nhược điểm đã tối đa lợi ích, tối thiểu chi phí. 

3. Xác định tệp đối tượng khách hàng mục tiêu kinh doanh mỹ phẩm 

Đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến có thể là dân văn phòng, sinh viên, mẹ bầu,...Mỗi đối tượng bạn sẽ có những phân khúc chọn kinh doanh mỹ phẩm khác nhau như mỹ phẩm giá bình dân, cao cấp hay handmade.

4. Chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn 

Vốn nhập hàng mỹ phẩm là khoản vốn đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị. Tùy theo năng lực tài chính mà bạn có thể cân nhắc chọn số lượng và thương hiệu mỹ phẩm phù hợp. Để hạn chế tối đa những rủi ro, VUTA khuyên bạn nên chọn những sản phẩm được quan tâm nhiều ở hiện tại. Và dành ra ½ số vốn đó để trang trải qua việc nhập hàng. 

Tiếp đến là chi phí thuê cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Tùy theo vị trí và diện tích thì mức giá thuê sẽ khác nhau. Thông thường bạn sẽ phải trả trước từ 3 - 6 tháng, đây là khoản tiền cọc bắt buộc. Nên hãy đảm bảo bạn có đủ tài chính để trang trải trong khoảng thời gian khó khăn này.

Đồng thời bạn cũng cần lưu ý về khoản vốn thuê nhân viên và dự trù trong quá trình hoạt động. Bởi lẽ những tháng đầu có thể bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Thậm chí có nguy cơ chịu lỗ hay hòa vốn mà thôi. 

5. Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm 

Đặt cửa hàng trong khu vực có nhiều các nhãn hàng cùng nhóm ngành hàng là cách tốt nhất với những thương hiệu mới đang phát triển. Tại những khu vực này, bạn đã có sẵn một tập khách hàng có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm. Trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn, khó phân biệt được hàng thật hay giả, việc đặt cửa hàng trong các trung tâm thương mại và mặt tiền của các khách sạn lớn là một lựa chọn sáng suốt đối với các hãng mỹ phẩm cao cấp. Điều này sẽ giúp bạn khẳng định chất lượng cũng như xây dựng và củng cố thương hiệu cho nhãn hàng mỹ phẩm mà bạn đại diện.

6. Đăng ký giấy phép kinh doanh và hoàn thành thủ tục mở shop mỹ phẩm 

Thực ra, kinh doanh mỹ phẩm chỉ cần những giấy tờ rất đơn giản và thủ tục hoàn thành những loại giấy tờ ấy cũng không hề phức tạp. Dưới đây là những loại giấy tờ cần thiết khi mở shop mỹ phẩm:

  • Giấy phép kinh doanh.
  • Bản sao thẻ CCCD, bản sao hộ chiếu có công chứng.
  • Hợp đồng thuê cửa hàng (Nếu bạn có cửa hàng thì chỉ cần Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất).
  • Giấy chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
  • Giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng, giấy chứng minh chất lượng mỹ phẩm.
  • Hóa đơn, phiếu mua hàng, tờ khai hải quan,... (Đối với mỹ phẩm nhập khẩu và hàng xách tay).

7. Thiết kế, trang trí cửa hàng

Trang trí cửa hàng mỹ phẩm diện tích nhỏ nhưng phải mang lại cảm giác thu hút, không ngột ngạt là vấn đề trăn trở của nhiều người. Đầu tiên nên trang trí một bảng hiệu thật ấn tượng, lựa chọn màu sơn phù hợp, lắp đặt thật nhiều ánh sáng, chọn lựa các kệ mỹ phẩm trưng bày hợp lý, bố trí gương xung quanh. Đặc biệt thêm chút nhạc êm dịu để tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. 

8. Quảng cáo tiếp thị bán hàng

Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên bạn cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên Google và mạng xã hội…

Tùy theo hình thức kinh doanh mỹ phẩm mà bạn lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó dần dần mở rộng tập khách hàng và phát triển kinh doanh.

Hy vọng với 8 bước kinh doanh mỹ phẩm được VUTA chia sẻ, bạn sẽ có những bước chuẩn bị kỹ càng hơn để nhanh chóng gặt hái được những thành công nhất định từ lĩnh vực này. 

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, xu hướng kinh doanh 5 năm tới, content mỹ phẩm

Tác giả: Trung.VUTA

 
5/5 (11 bình chọn)
Thiết kế Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây